Xe Dream NCX Tùng Motor
Tùng Motor khai trương
Tùng Motor Bến Tre

Tại sao chọn Tùng Motor

honda nhập khẩu tùng motor
xe chất giá đẹp tùng motor
xe motor bản giới hạn
hàng thùng chưa xăng tùng motor
honda cream thái ncx nhập hải quan chính ngạch

Mẫu Xe Hot Mới Về

Dưới đây là một số mẫu xe máy nhập khẩu đang hot mới về tại Tùng Motor Bến Tre.

Liên hệ

ADVENTURE

Xe CFMoto 800MT

Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ

Honda Dream NCX

Honda Dream NCX

Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ

Mẫu Xe Nổi Bật Tại Shop

Dưới đây là một số mẫu xe máy nhập khẩu, mô tô pkl nổi bật đang có mặt tại Tùng Motor Bến Tre.

Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ

Tin tức - bài viết

Cập nhật thông tin về thế giới xe cùng những bài viết thú vị tại Tùng Motor.

Các Câu Hỏi Thường Gặp (FAQ)

Câu hỏi 1: Vị trí đọc số khung và số máy trên xe moto ở đâu?

Vị trí số khung và số máy trên xe moto thường được đặt ở các điểm sau:

Số khung: Ngoài việc, đọc số khung bằng cách xem trực tiếp thông qua các tài liệu đăng ký và giấy tờ liên quan đến xe. Thì số khung thường được đặt ở khu vực cổ lái của khung xe, có thể là vị trí gần yên xe hoặc phía trên ống giữa của khung.  

Số máy: Là một mã số duy nhất được gắn trên động cơ của xe moto. Vị trí của số máy có thể khác nhau tùy thuộc vào thiết kế của từng loại xe. Thông thường, số máy được đặt ở phía dưới hoặc phía bên trái của động cơ. Nếu bạn muốn xem số máy, bạn cần kiểm tra từ phía dưới xe hoặc xem trong thông số kỹ thuật của xe để biết vị trí chính xác.

Câu hỏi 2: Khi nào cần bảo dưỡng xe?

Bảo dưỡng định kỳ cho xe moto là một phần quan trọng để đảm bảo hoạt động tốt và duy trì hiệu suất của xe. Dưới đây là một số tình huống mà bạn cần thực hiện bảo dưỡng cho xe moto của mình:

Theo lịch bảo dưỡng: Nhà sản xuất xe moto thường cung cấp một lịch trình bảo dưỡng định kỳ trong sách hướng dẫn sử dụng. Lịch trình này sẽ chỉ ra các khoảng thời gian cụ thể hoặc số km đã đi để thực hiện các công việc bảo dưỡng như: thay dầu, kiểm tra và làm sạch hệ thống phanh, kiểm tra các bộ phận treo và điều chỉnh,.. Hãy tuân thủ lịch trình bảo dưỡng của nhà sản xuất để đảm bảo xe hoạt động tốt.

Theo số km đã đi được: Nếu vẫn chưa tới lịch bảo dưỡng nhưng bạn đi được một quãng đường khá dài theo số km quy định của nhà sản xuất thì bạn cần tiến hành đi bảo dưỡng xe. Thông thường đối với các loại xe moto thì có quy định khoản 3000km, 5000km,.. bạn bên đặt lịch bảo dưỡng và kiểm tra những phần quan trọng giúp xe được hoạt động tốt nhất, tránh tình trạng lỗi nhỏ gây hư hỏng mát nặng sau thời gian dài sử dụng.

Khi xe có dấu hiệu bất thường: Trong quá trình hoạt động, bạn cảm thấy có một số bộ phận có những dấu hiệu bất thường như: tiếng động lạ, khó khăn trong việc khởi động, hiệu suất giảm, hao xăng tăng đột ngột,.. Đừng bỏ qua bất kỳ lỗi nhỏ bất thường nào của xe, mà hãy tiến hành bảo dưỡng, kiểm tra nguyên nhân và sửa chữa sớm nhất.

Bảo dưỡng theo điều kiện thời tiết: Xe bạn đang sử dụng trong điều kiện thời tiết xấu, thường xuyên đi đường xấu, môi trường bụi bặm,.. thì bạn cần tiến hành bảo dưỡng xe thường xuyên hơn. 

Bảo dưỡng xe định kỳ và theo các điều kiện trên đây là một hoạt động nên làm và tuân thủ theo quy định của nhà xuất để đảm bảo xe luôn trong tình trạng hoạt động tốt nhất và tiết kiệm chi phí sửa chữa nhất.

Câu hỏi 3: Độ xe moto có bị phạt không?

Đây được xem là câu hỏi được bàn luận nhiều nhất trên các diễn đàn xe moto. Vậy việc độ xe có bị phạt không? Độ xe có thể bị phạt nếu bạn thay đổi các cấu trúc của xe quá mức so với quy định của luật về giao thông và an toàn đường bộ như kích thước, hệ thống phanh, hệ thống đèn chiếu sáng, độ pô gây tiếng ồn quá lớn,.. Tùy vào mức độ vi phạm sẽ mức phạt tương ứng.

Tuy nhiên, việc thay thế các phụ kiện bên ngoài mà vẫn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo độ an toàn của xe thì sẽ không bị xử phạt. Nhưng bạn cần lưu ý nếu muốn độ xe thì nên tìm hiểu các thông tin liên quan thật kỹ trước khi thực hiện.

Câu hỏi 4: Những yếu tố an toàn mà lái xe cần có.

Khi tham gia giao thông đặc biệt là đối với phương tiện xe moto thì người lái xe cần trang bị những yếu tố cần thiết sau đây:

Mũ bảo hiểm: Người lái và hành khách phải luôn đội mũ bảo hiểm, mũ bảo hiểm phải đúng theo quy định, đảm bảo an toàn.

Trang phục bảo hộ: Bạn cần trang bị các trạng phục bảo vệ cần thiết như bao tay, giày, quần dài, áo khoác sáng màu để tăng nhận dạng cho người tham gia giao thông khác. 

Đeo kính mắt: Luôn đeo kính mắt để tăng tầm nhìn cũng như bảo vệ mắt của bạn. Tuy không đảm bảo hoàn toàn nhưng trang phục bảo hộ giúp bạn phần nào giúp bạn tránh những rủi ro không may xảy ra.

Tuân thủ luật giao thông: Bạn cần tuân thủ đúng các quy định và luật về an toàn giao thông cũng như các giấy tờ cần thiết khi tham gia.

Câu hỏi 5: Quy định tốc độ moto khi tham gia giao thông như thế nào?

Quy định về tốc độ moto khi tham gia giao thông được quy định trong Luật Giao thông đường bộ, bạn có thể tham khảo các thông tin sau đây:

  • 30 km/h trên đường trong khu vực đông dân cư có đông người đi lại, trường học, bệnh viện, khu du lịch, khu công cộng.
  • 40 km/h trên đường trong khu vực đông dân cư có đèn tín hiệu giao thông.
  • 50 km/h trên đường trong khu vực đông dân cư.
  • Các giới hạn tốc độ khác có thể được quy định cụ thể cho từng loại đường, từng khu vực.

Khi tham gia giao thông bạn cần tuân thủ các biển báo hiệu, đèn tín hiệu giao thông và kiểm soát tốc độ khác nhau trên đường. Các tài xế lái moto cần đi trong tốc độ an toàn để có thể kiểm soát xe và phản ứng kịp thời với các tình huống bất ngờ có thể xảy ra gây nguy hiểm.

mua xe máy tại Tùng Motor Bến Tre